
Tư duy phản biện hay tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Trích nguồn Wiki.Từ định nghĩa khái quát trên, có thể thấy rằng tư duy phản biện là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc tìm kiếm ý tưởng, lập luận vấn đề trong nội dung bài viết.
1/ Những lợi ích của tư duy phản biện trong viết lách.
Tư duy phản biện giúp khơi gợi ý tưởng độc đáo của người viết, tối đa hóa tính sáng tạo và còn giúp chúng ta tránh được sự trùng lặp. Khi tiếp nhận một thông tin nào đó, đừng vội đồng ý ngay. Không phải nghi ngờ nhưng hãy tập thói quen kiểm chứng bất cứ thông tin nào đập vào mắt và chạy ngang đầu của bạn.Ví dụ thông tin nguồn:Kỹ thuật storytelling giúp bạn mở đầu bài viết hấp dẫn hơn.Những câu hỏi thường dùng:
- Storytelling thật sự hiệu quả trong việc mở bài?
- Nếu không mở đầu bằng storytelling, còn những cách mở đầu khác? Liệt kê
- Vì sao người viết lại chọn kỹ thuật storytelling trong câu hỏi mà không là kỹ thuật khác?
- Câu hỏi đặt ra dựa trên cơ sở nào?
- Nếu không dùng mở bài, storytelling có phát huy công dụng đối với phần nào khác của bài viết không, chẳng hạn thân bài, kết bài?
Tư duy phản biện giúp lập luận chặt chẽ, logic.
Vì tư duy này tập trung vào kỹ thuật đào sâu, liên tục đưa ra những câu hỏi để mổ xẻ vấn đề ở nhiều góc cạnh nhằm khai thác triệt để mọi mặt nội dung.Ví dụ: người viết thường brainstorming theo một chiều xuôi từ trên xuống các ý tưởng. Ít khi nào họ lật lại vấn đề để tiếp tục brainstorming đến mức không còn đặt câu hỏi nào được nữa. Lúc đó có thể chốt chặn vấn đề được xoay đủ mọi mặt. Như ai cũng biết việc viết thường xuyên sẽ hình thành thói quen viết. Chúng ta tiếp tục đặt câu hỏi vì sao viết liên tục lại có thể hình thành thói quen?
Tư duy phản biện giúp nâng cao kỹ năng biên tập thông qua quá trình tự nhận xét, đánh giá bài viết của mình.
Tưởng chừng mặc định nhưng thực ra, một số người viết lại không tự đánh giá khách quan được những luận điểm đã đưa ra. Phản biện sẽ khai thác tính năng đánh giá này qua quá trình quan sát, phân tích, đúc kết theo các tiêu chí độc lập thay vì chủ quan cá nhân như trước. Tất cả như một vòng khép kín để chuốt ra nội dung sắc bén nhất.Mặt khác, **tư duy phản biện giúp người viết tránh được fake news **trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Người viết có tư duy phản biện sẽ không dễ chấp nhận thông tin, nhất là từ phía đám đông. Chính quá trình lọc khắt khe sẽ đánh giá được bản chất của nội dung thông tin được cung cấp mà không bị dẫn dắt bởi trào lưu.
2/ Tác hại của “tư duy lối mòn”
Thực trạng khá phổ biến của hệ thống giáo dục nhiều năm trước là quy cũ. Chúng ta đa phần học tập theo mô hình thầy cô cung cấp kiến thức, học sinh nhận một chiều. Trong khi ở những nền giáo dục khơi mở khác, người học sẽ tự tìm tòi là chính, tự do đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra toàn diện nhất.
Ví dụ: Đây cũng có thể là lý giải của nơi sản xuất nồi chiên không dầu không phải ở Việt Nam mà là những nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc. Bởi phải chăng chúng ta bị suy nghĩ lối mòn rằng chiên phải dùng dầu. Trong khi những nước khác với câu hỏi có thể làm chín thực phẩm mà không cần dầu ăn?
Tư duy phản biện giống như việc người viết được trao cần câu tự do phát triển công thức câu của mình, tư duy lối mòn là phát sẵn cá. Mà cái gì có sẵn thì không khiến người ta vận động suy nghĩ. Nói cách khác, Tư duy lối mòn là kẻ thù sáng tạo. Sẽ thật không may khi sở hữu và duy trì tư duy này vì chỉ sản xuất ra những nội dung na ná nhau.
3/ Tư duy phản biện khác với tranh cãi, mâu thuẫn lợi ích
Nhiều người hiểu lệch đi tư duy phản biện khi chỉ dừng ở việc luôn mặc định đưa ra những ý kiến phủ định so với thông tin gốc như việc tranh cãi, bác bỏ một chiều, phản đối không luận cứ.Trong khi bản chất của tư duy phản biện là dùng những ý kiến trái chiều nhằm phân tích tất tần tật để đưa ra những kết luận khách quan mang tính xác đáng nhất.Như câu nói của Beverly Sills, một ca sĩ opera người Mỹ có sự nghiệp đỉnh cao những năm 1950*
“Một chức năng chính của nghệ thuật và tư duy là **giải phóng cá nhân khỏi sự chuyên chế của nền văn hóa môi trường xung quanh *và cho phép anh ta vượt ra khỏi nó và có sự tự chủ về nhận thức và phán đoán”.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện nói chung trong tất cả lĩnh vực ngày càng nâng cao, cụ thể theo World Economic Forum cho thấy: tư duy phản biện được xếp thứ 2 trong top 10 kỹ năng cần có của người lao động trong năm 2020 thay vì đứng thứ 4 ở năm 2015.
Người viết có được tư duy này như một công cụ đắc lực trên hành trình viết, đặc biệt trong khâu khai thác, lập luận, giải quyết các vấn đề.