Reading Time: 4 minutes

Viết giúp chúng ta giàu có hơn về:

Tri thức

“Viết là con đường mạnh mẽ nhất của học tập, nhận thức, trưởng thành và phát triển”. Điều này thể hiện quá rõ khi chúng ta ở khâu nghiên cứu thông tin khi lập kế hoạch viết. Viết thực chất là phương pháp học của mỗi “tác giả”, càng viết nhiều càng phải học hỏi, đào sâu và mở mang cả chiều rộng của “công trình văn hóa” bản thân. Thế nên, sẽ chẳng có cách nào hữu hiệu hơn ngoài viết để gia tăng kiến thức của bạn. Để viết tốt, chúng ta không dừng ở mức độ tổng hợp, thống kê thông tin mà người viết phải quan sát, phân tích để hiểu và áp dụng, biến kiến thức chung thành kiến thức bản thân qua màng lọc thế giới quan của mình. 

Lòng yêu thương gồm cả bao dung, thấu hiểu, vị tha.

Viết là một hoạt động bị chi phối rất nhiều bởi những mảnh ghép cảm xúc đa cung bậc: vui buồn, tích cực, tiêu cực đủ cả. Người viết đã trở nên sâu sắc đến mức có thể cùng khóc cùng cười cùng độc giả, để đau cùng nỗi đau của người khác, để hân hoan lay những nỗi vui. Tất cả đều là chất liệu viết nhưng bằng cách vô hình chung qua sự mài giũa ngòi bút, trái tim của chúng ta đã đa sầu đa cảm hơn rất nhiều khi viết. Mình đã từng viết cái mà người viết cần hàm dưỡng nhất là nội tâm, sống động bao nhiêu đắt giá bấy nhiêu là chỗ này. 

Viết giúp chúng ta sống tốt đẹp hơn nhờ cho đi ,biết cách tinh giản mọi thứ trong cuộc sống, công việc. 

Từ khi viết lách, có lẽ không chỉ riêng mình mà rất nhiều người viết khác cho rằng họ giản lược nhu cầu không cần thiết rất nhiều. Vì đa phần người viết sống nội tâm, họ dần quay về bên trong nhiều hơn là tìm kiếm những thứ hào nhoáng như thực ra ít giá trị tinh thần từ bên ngoài. 

Chúng ta có xu hướng muốn cho đi nhiều hơn, cụ thể là kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm. Thật hạnh phúc khi ai đó nói với bạn rằng nhờ đọc bài viết của “chị” mà em hiểu ra nhiều điều và áp dụng được trong cuộc sống của mình. 

Nào, hãy thử cảm nhận những lấp lánh khi viết qua các khái niệm triết lý sống hạnh phúc sau nhé. 

Lagom của Thụy Điển (cân bằng, vừa đủ, tự do).

Yếu tố cân bằng luôn được người viết rất chú trọng khi sản xuất nội dung. Với mình, một bài viết “tốt” trước tiên không mang tính phán xét, không thiên kiến. Bạn nên khéo léo kể những trải nghiệm cá nhân lồng ghép bài học nhưng đừng sa đà, lạm dụng tránh bài viết bị thiên kiến. Ngoài ra, người viết cũng biết cách tiết chế khi sắp xếp nội dung không hẳn là nhồi nhét cùng lúc quá nhiều thông tin thì bài viết mới thu hút. Bài viết có giá trị khi người đọc sau khi đóng sách lại nhưng còn đọng lại và phải suy nghĩ về những điều tác giả, đó là một thành công. Hơn là người viết show up quá nhiều thông tin nhưng tiếc không phải cái người đọc cần hoặc giải quyết vấn đề không đến nơi chốn do có quá nhiều thông tin đã kể, cần xử lý. 

Hygge của Đan Mạch (cảm nhận dễ chịu từ những bình dị trong cuộc sống).

Càng viết nhiều, kỹ năng quan sát của người viết được cải thiện rõ rệt. Chỉ một mẫu nhỏ ý tưởng xẹt ngang đầu, người viết đã có thể triển khai ra thành một bài viết mang thông điệp. Hãy tập cảm nhận mọi thứ xung quanh với tâm thế tĩnh và quan sát chậm rãi, bạn sẽ thấy được vô vàn ý tưởng hay họ. Không cần đao to búa lớn, đơn giản mới là chân lý. 

Wabisabi của Nhật Bản (Yêu những điều không hoàn hảo).

Mình khá thích thú khi lồng khái niệm này vào viết vì nó quá khớp nhau. Hãy thử để ý khi phân tích nội dung, ý niệm nào đó, người viết luôn xoay trở rất nhiều khía cạnh của vấn đề kể cả mặt chưa tốt. Những điều gọi là tiêu cực lại chính là bài học cho chúng ta không phải sao? Hãy biết ơn những điều không hay xảy ra để chúng ta trân quý hơn những giá trị trong cuộc sống, nâng cao AQ vượt qua mọi thử thách hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. 

Sisu của Phần Lan (Vượt qua tất cả). Viết là đi đường dài nên cần lắm sự dũng cảm, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại. Đó cũng chính là tinh thần Sisu. Và điều này được thể hiện quá rõ trong mỗi hành trình của người viết. Nếu khó khăn mà từ bỏ thì dễ quá – Linh Phan. 

Ngoài ra, nếu xét về mặt sinh học, khi viết, não bộ vận động thường xuyên và bị tác động bởi những cảm xúc đan xen trong quá trình viết khiến người viết hưng phấn rất nhiều do các hóc môn hạnh phúc được tiết ra. 

Bạn có là một người viết hạnh phúc, chia sẻ thêm với mình tại đây nhé. 

Ảnh của Daria Shevtsova từ Pexels

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *