Reading Time: 3 minutes

Mục tiêu: xây dựng được thói quen viết mỗi ngày.

Quy trình này được xây dựng dựa trên trải nghiệm cá nhân

1/ Giai đoạn chuẩn bị:

  • Chuẩn bị niềm tin rằng mình sẽ trở thành một người viết.
  • Chọn khoảng thời gian thực hiện mục tiêu: 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày,…tuỳ các bạn chọn sao cho phù hợp. Lưu ý mốc thường chọn sẽ là 21 ngày không quá ngắn không quá dài để bạn có thể hình thành được thói quen mà không nản chí giữa đường. Nếu ngắn quá thì sẽ không kịp xây dựng quán tính viết.
  • Chọn khoảng thời gian trống cố định để ngồi xuống viết trong ngày (nếu được). Vì khi bạn viết cố định trong khung thời gian cũng truyền tín hiệu đến não bộ xây dựng được nếp viết.
  • Bắt đầu viết những gì mà bạn cảm thấy thoải mái, gần gũi nhất: một kỷ niệm, một chuyến đi, một món ăn, review một quán cà phê yêu thích.

2/ Giai đoạn khởi động:

  • Mở rộng chủ đề viết đa dạng hơn.
  • Đồng thời, liệt kê những nỗi sợ khi viết: sợ viết không ai xem, sợ viết không hay, sợ không có ý tưởng viết. Thay thế từ câu phủ định sang câu khẳng định. Bước này nhằm detox hoàn toàn những tiêu cực trong người.
  • Ví dụ:

-Tôi không thể viết -> tôi có thể viết-Tôi không biết viết gì-> tôi biết viết gì-Tôi không có ý tưởng -> tôi có ý tưởng

  • Lập bảng tuyên ngôn khi viết của cá nhân -> Vẽ cho mình 1 dreamboard về viết -> tạo viễn cảnh tốt đẹp- > khiến não bộ hưng phấn- > sản sinh nhiều niềm tin, ý tưởng.
  • Ví dụ:

-Tôi sẽ trở thành một cây viết thực thụ.-Tôi là một nhà sáng tạo nội dung.

3/ Giai đoạn duy trì (nhiều khối lượng công việc nhất vì giai đoạn này thường nản chí, muốn từ bỏ)

  • Thực hành quy tắc “đi thêm một dặm” trong mỗi bài viết, cụ thể về số lượng từ ngữ trong bài tăng dần lên. Trong mỗi ngày viết, tăng lên 1 đoạn viết lẻ, hoặc thêm 1 bản thảo ý tưởng so với ngày cũ.
  • Tìm đồng đội: kết nối những người cùng chí hướng để động viên tinh thần lẫn nhau.
  • Liệt kê những khó khăn/ trì hoãn trong quá trình viết: quá bận rộn, không gian viết quá ồn ào. Tìm cách khắc phục cụ thể cho từng vấn đề.
  • Ví dụ: không có thời gian viết -> sắp xếp lại công việc hiện tại, thức khuya hơn hoặc dậy sớm hơn để tăng thời gian viết
  • Tìm cho mình 1 vài idol trong ngành viết, vì họ sẽ là người truyền cảm hứng viết mạnh mẽ đến bạn.
  • Lập bảng động lực khi viết. Nếu viết tôi sẽ học thêm được những bài học gì, cơ hội nghề nghiệp nào.

4/ Giai đoạn về đích:

  • Thống kê lỗi thường gặp trong quá trình viết để khắc phục: lặp từ, câu dài quá, câu cụt, hội chứng mình tôi,…
  • Rút ra những bài học để làm phần thưởng khi tổng kết 21 ngày: viết giúp tôi khám phá bản thân, giúp rèn tính kiên trì, chỉn chu,…
  • Viết 1 lá thư động viên chính mình trên hành trình sắp tới sau 21 ngày để tiếp tục thói quen sau khi đã hình thành.
  • Đưa ra mục tiêu mới để hạ quyết tâm chinh phục. Ví dụ: tôi sẽ viết liên tục trong 100 ngày tiếp theo.

—->Hình thành thói quen viết 21 ngày.

Tương tự như mỗi bà mẹ lần đầu mang thai, sinh con khó 1, nuôi dạy con sẽ khó khăn gấp 10 lần.
Việc duy trì hình thành thói quen viết 21 ngày cũng thế, hình thành thói quen đã khó, việc duy trì và cam kết với thói quen đó cho những ngày tháng sau, những năm sau thì đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực và quyết tâm hơn nữa.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *